Asset 15

Cách Xây Dựng Lộ Trình Google Cloud FinOps

Asset 15

Theo báo cáo năm 2023 của Flexera, khoảng 82% thách thức của doanh nghiệp sử dụng nền tảng điện toán đám mây đó là quản lý chi tiêu đám mây của họ. Bên cạnh đó, sau khi Google Cloud giới thiệu về FinOps câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đặt ra là “Làm thế nào để áp dụng FinOps?”, “Họ phải bắt đầu từ đâu?” Hãy cùng Cloud Ace tìm hiểu nhé.

Bước 1: Xác định các bên liên quan

Doanh nghiệp phải xác định cụ thể các bên liên quan đã hoặc sẽ chi tiêu cho điện toán đám mây. Google Cloud đề xuất 2-3 cá nhân từ các lĩnh vực sau: FinOps/CCoE (nếu có), Engineering, Platform, Business và Finance.Thông thường, có 10-15 bên liên quan là số lượng phù hợp, giúp phá vỡ các rào cản và giữ cho quy trình đi đúng hướng.

Bước 2: Xác định FinOps

FinOps không chỉ tối ưu hóa về mặt chi phí. Google Cloud FinOps là gì?

FinOps là một khuôn khổ hoạt động và sự thay đổi văn hóa mang công nghệ, tài chính và kinh doanh lại với nhau để tăng tốc hiện thực hóa giá trị kinh doanh thông qua chuyển đổi đám mây.

Đó là một mô hình cho phép người dùng hiểu mức chi tiêu trên Đám mây của mình, tối đa hóa các phần bền vững tạo ra giá trị và cung cấp một cấu trúc mạnh mẽ để giảm/loại bỏ chi tiêu lãng phí. 

Chạy trên đám mây là một khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc thay đổi suy nghĩ từ chi phí bao nhiêu sang giá trị mà nó mang lại cho phép họ tạo ra một lộ trình với nhiều mục đích hơn là cắt giảm chi phí. 

Bước 3: Đánh giá 7 năng lực cốt lõi

Có 7 năng lực cốt lõi mà doanh nghiệp cần phải xem xét: phân bổ chi phí, báo cáo, định giá, kiến trúc, đào tạo và hỗ trợ, khuyến khích, trách nhiệm giải trình.

1. Cost allocation (Phân bổ chi phí)

Là quá trình chỉ định 1 chủ sở hữu cho chi phí đám mây, thông qua việc sử dụng nhãn hoặc gắn thẻ để nhận dạng showback hoặc chargeback. Phân bổ chi phí được coi là thách thức khó giải quyết nhất của doanh nghiệp.

2. Reporting (Báo cáo)

Cho phép người dùng xem chi tiêu trên đám mây của họ hoặc các bộ phận khác, giúp họ biết được ứng dụng nào đã chi nhiều nhất trong tháng trước.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp không biết về các công cụ sẵn có của Google và không cấp quyền cho đội ngũ của họ để truy cập chúng. Với việc xem xét mô hình IAM sẽ giúp họ truy cập vào dễ dàng hơn

3. Pricing Efficiency (Hiệu quả về định giá)

Là một nhóm các đòn bẩy cần sử dụng để thay đổi chi phí cuối cùng của đám mây dựa trên xu hướng của thị trường hoặc ưu đãi đặc biệt (giảm giá, cam kết sử dụng, etc).

Pricing Efficiency là một chủ đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm để tìm và hợp nhất các khoản ưu đãi để có được giá tốt nhất.

4. Architectural efficiency ( Hiệu quả kiến trúc)

Là mức độ các ứng dụng được kiến trúc cho đám mây và tận dụng các lợi ích từ Cloud Pricing. Tuy nhiên, vấn đề này thường bị các doanh nghiệp lãng quên khi chuyển từ on-prem sang cloud.

5. Training and enablement (Đào tạo và hỗ trợ)

Là mức độ mà các cá nhân trong doanh nghiệp được nâng cao kỹ năng về FinOps. Đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích có xu hướng tương quan chặt chẽ với khách hàng. Việc xem xét đầu tư vào cả hai khả năng cùng một lúc sẽ khuyến khích đội ngũ nâng cao kỹ năng nhanh chóng.

6. Incentivization (Khuyến khích): Mức độ mà đội ngũ nhân viên được thúc đẩy để đưa ra các lựa chọn về chi phí.

7.  Accountability (Trách nhiệm giải trình) 

Có nhiều khả năng khác không được đề cập ở trên (ví dụ: tạo số liệu đơn vị, dự báo chính xác, đo điểm chuẩn nội bộ và bên ngoài, v.v.), nhưng những khả năng này có thể được thiết lập sau khi có nền tảng. 

Khi tất cả các khả năng đã được xác định và bất kỳ câu hỏi nào được làm rõ về các trạng thái trưởng thành, người tham gia sẽ được yêu cầu xếp hạng trong từng lĩnh vực sau:

  • - Tổ chức hiện đang ở đâu? Crawl, Walk hay Run?
  • - Mục tiêu 12 tháng là gì? Thực tế là gì?  Crawl, Walk hay Run?
  • - Các yếu tố thành công quan trọng để đạt được mục tiêu là gì?

Lợi ích chính việc này sẽ giúp người dùng

  1. Hiểu biết chung về FinOps, về vị trí của doanh nghiệp so với các khả năng chính của FinOps
  2. Một chế độ xem về các bước tiếp theo nên làm gì

Tìm hiểu thêm về chương trình ưu đãi Google Cloud Platform tại Cloud Ace's Promotion

Cloud Ace - Managed Service Partner của Google Cloud

  • Trụ sở: Tòa Nhà H3, Lầu 1, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP. HCM.
  • Văn phòng đại diện: Tầng 2, 25t2 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Email: sales.vn@cloud-ace.com
  • Hotline: 028 6686 3323
  • Website: https://vn.cloud-ace.com/

Tin tức liên quan

Shopping Basket
viVietnamese